Giải pháp mở rộng không gian sống trong căn nhà nhỏ hẹp với gác lửng

Hiện nay, dân cư ngày càng đông đúc nên diện tích sống của các gia đình ngày càng hạn chế. Một trong những giải pháp giúp gia tăng và tận dụng tối đa không gian sống cho những ngôi nhà nhỏ hẹp đó chính là việc xây gác lửng. Gác lửng không phải là quá xa lại với các gia đình Việt Nam. Ngày nay, những ngôi nhà với gác lửng được thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ tính năng là điều mà những gia đình trẻ cực kì ưa chuộng. Đây được coi là một trong những giải pháp xây dựng giúp mở rộng không gian sống cực kì hiệu quả.

Những ưu, nhược điểm của giải pháp thiết kế gác lửng

Ưu điểm

Thiết kế gác lửng sẽ giúp tăng diện tích và không gian sử dụng cho ngôi nhà. Đây chính là ưu điểm nổi trội nhất mà chúng ta có thể thấy ngay được. Nếu so sánh với mẫu nhà cấp 4 đơn thuần chỉ có 1 mặt sàn để bố trí công năng sử dụng thì việc có thêm một tầng lửng là rất tuyệt vời. Không gian sinh hoạt của gia đình sẽ được mở rộng đáng kể mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Không gian gác lửng có thể được sử dụng với rất nhiều chức năng khác nhau. Gia chủ có thể sử dụng tầng lửng để bố trí các không gian sinh hoạt như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng tập thể dục, phòng làm việc, phòng giải trí.. Và cũng có thể sử dụng làm nhà kho chứa đồ cho cả gia đình.

ưu điểm của gác lửng
Không gian gác lửng có thể được gia chủ sử dụng với rất nhiều chức năng khác nhau

Không gian gác lửng còn có thể trở thành điểm nhấn của tổng thể công trình. Với cách thức tạo hình kiến trúc mới lạ, độc đáo của phần gác lửng, ngôi nhà bạn trở nên thú vị và bắt mắt hơn.

Nhược điểm

Thứ nhất, việc bố trí hệ thống đèn điện tại khu vực này sẽ có đôi chút khó khăn. Độ cao của tầng lửng thường bị giới hạn ở một mức nhất định. Vì vậy nên sẽ ảnh hưởng đến việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng. Đặc biệt nếu là đèn trang trí hoặc đèn chùm thì các gia chủ không nên sử dụng vì nó có thể không tương xứng với chiều cao của tầng lửng. Bạn sẽ dễ va phải các đồ đạc khác trong quá trình di chuyển, dọn dẹp.

Thứ hai, trang trí không gian gác lửng như thế nào cho hài hòa và hợp lý cũng là một câu hỏi khó đối với các gia chủ. Không gian tầng lửng thường tương đối hẹp và thấp. Vậy nên việc trang trí hay sắp xếp không gian nội thất phải vô cùng thận trọng, tỉ mỉ. Các gia chủ nên lựa chọn phong cách thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản để vừa có thể tiết kiệm diện tích vừa mang đến điểm nhấn riêng cho không gian tầng lửng.

Bởi vì nhà có diện tích nhỏ chật hẹp nên các bạn chỉ nên đặt một chiếc cầu thang gỗ nhỏ ngay trong phòng khách để lên gác lửng mà thôi. Vị trí cầu thang có thể đối diện cửa vào hoặc ngay cạnh vị trí bàn ăn. Nếu diện tích nhà bạn rộng rãi hơn bạn có thể làm cầu thang bằng bê tông bình thường. Vì làm cầu thang bằng bê tông sẽ tốn kém chi phí và tốn kém diện tích hơn.

nhược điểm của gác lửng
Chỉ nên đặt một chiếc cầu thang gỗ nhỏ ngay trong phòng khách để lên gác lửng

Thiết kế gác lửng cần chú ý điều gì?

Bố trí theo kiểu nhà

Với nhà có diện tích khiêm tốn, công dụng chính của gác lửng là mở rộng không gian sinh hoạt. Tuy nhiên không vì thế mà thiết kế gác lửng quá “ bành trướng”. Điều này sẽ dễ tạo cảm giác bí bách tới những không gian còn lại.

Với nhà có chiều sâu lớn, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài cũng ảnh hưởng rất nhiều tới thiết kế gác lửng. Trường hợp phổ biến là KTS bố trí gác lửng làm không gian sinh hoạt chung. Còn sàn tầng trệt có thể dùng làm nhà xe hoặc tùy theo mục đích sử dụng.

Kích thước xây dựng cần tuân thủ theo đúng quy định xây dựng hiện hành

Không có hạn mức nhất định cho cao độ tầng trệt trong nhà ở Việt Nam. Nó phụ thuộc vào lộ giới của mảnh đất xây nhà. Ví dụ chiều rộng lộ giới nằm trong khoảng 7m đến 12m thì chiều cao tầng trệt theo quy định tối đa là 5,8m. Còn nếu 3,5m thì chiều cao tầng trệt tối đa theo quy định là 3,8m.

Kích thước xây dựng cần tuân thủ theo đúng quy định xây dựng hiện hành
Chiều cao của tầng lửng sẽ chiếm khoảng 1/2-2/3 kích thước cao độ tầng trệt

Chiều cao của tầng lửng sẽ chiếm khoảng 1/2-2/3 kích thước cao độ tầng trệt. Diện tích sàn gác lửng sẽ chiếm 80% diện tích sàn tầng trệt. 20% còn lại dành cho khoảng không thông khí (theo quyết định số 135/2007/QĐ-UBND). Do đó gia chủ cần chú ý tỉ lệ kích thước, diện tích được cho phép để có kế hoạch xây dựng gác lửng hợp pháp, tránh trường hợp để diện tích sàn gác lửng vươn ra quá lớn so với quy định xây dựng  và giấy tờ cấp phép xây dựng đã nêu rõ.

Nhà xây mới, tầng lửng có thể đổ sàn bê tông, hòa cùng một khối với cốt nhà chính. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể thêm một gác lửng với sàn là tấm xi măng Cemboard. Hoặc có thể đúc giả bê tông để tăng diện tích sử dụng.

Trên đây là những thông tin về thiết kế nhà có diện tích nhỏ chật hẹp cũng như phần giới thiệu một số mẫu nhà có gác lửng tiện nghi, giá rẻ. Mong rằng bài viết này đã phần nào giúp bạn có thể lựa chọn được cho riêng mình những mẫu thiết kế nhà có gác lửng độc đáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *